Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp trong ngành lạc quan về sự ổn định của thị trường BĐS trong năm 2021, nếu vắc-xin Covid-19 có mặt tại Việt Nam vào năm 2021 thì càng khẳng định thêm cho niềm tin về sự phục hồi tốt hơn của thị trường BĐS.
Dự báo về thị trường BĐS cuối năm 2020, ông Trần Khánh Quang, chuyên gia BĐS cho rằng, đất nền cuối năm 2020 tiếp tục giao dịch chậm, giá không giảm mà có thể sẽ tăng 5%. Trong tương lai, các khu vực càng xa trung tâm lại càng có giá bởi đất trung tâm đã quá cao.
Nhìn nhận về tâm lý nhà đầu tư, ông Quang cho rằng kể từ nay đến cuối năm, giới đầu tư sẽ tiếp tục tái cơ cấu và có thể bán BĐS để giữ tiền mặt vì chưa thể kỳ vọng vào thị trường năm 2021. Với các nhà đầu tư, các sản phẩm cần phải có tính thanh khoản tốt mới có thể trụ lại được.
Đồng thời, các chủ đầu tư đang đưa ra nhiều chính sách về tài chính, kích thích và thu hút nhà đầu tư mới, khiến họ phấn khích. Các dự án mới tập trung vào chiến lược cạnh tranh để thu hút khách hàng thu nhập ổn định, muốn đầu tư thêm BĐS thứ hai. Đây cũng là xu hướng của thị trường trong năm 2021.
Nhìn nhận về BĐS năm 2020, ông Quang cho rằng có nhiều biến động do ảnh hưởng của dịch bệnh. Tuy vậy, giá vẫn “neo” ở hầu hết các phân khúc. Còn sang năm 2021, dịch Covid-19 vẫn chưa xong nhưng thị trường BĐS sẽ ổn định trở lại, trong đó du lịch ổn định lại thúc đẩy BĐS nghỉ dưỡng phục hồi trong năm 2021.
Theo ông Quang, lãi suất cho vay ngân hàng vẫn thấp nên Việt Nam là điểm đến đầu tư, chính phủ cũng khuyến khích tăng cung nhà ở thu nhập thấp, xử lý dứt điểm pháp lý dự án tồn động, vì thế cơ chế đã bắt đầu thoáng hơn cho BĐS. Dự báo thị trường BĐS sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2021.
Còn theo Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA), dự báo từ nay đến Tết Âm lịch Tân Sửu (cũng là thời điểm vàng) và cả năm 2021, thị trường BĐS cả nước và Tp.HCM sẽ tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng trở lại, do có những tác động tích cực từ việc cả nước kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid và Nhà nước đã có một số cơ chế chính sách mới.
Cụ thể, Luật Đầu tư 2020, Luật Xây dựng (sửa đổi) 2020, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), kết hợp sửa đổi một số điều của Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Bảo vệ môi trường, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021; (ii) Đồng thời với việc Chính phủ đang xem xét sửa đổi một số nghị định, nhất là “Dự thảo Nghị định sửa đổi các nghị định thi hành Luật Đất đai”, sẽ tháo gỡ được nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách; (Nhưng, cần phải có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các địa phương trong khâu thực thi pháp luật, tháo gỡ ách tắc cho các dự báo thị trường bất động sản đến Tết Âm lịch Tân Sửu và năm 2021″ dự án đầu tư, dự án nhà ở thương mại, để thực hiện “mục tiêu kép” của Chính phủ đề ra, vừa kiểm soát hiệu quả đại dịch CoViD-19 vừa phát triển kinh tế vững chắc.
Bên cạnh đó, tiến trình phát triển đô thị và đô thị hóa, sẽ tiếp thêm nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội và thị trường BĐS Tp.HCM phục hồi và tăng trưởng nhanh hơn, bền vững hơn, cả trong trung hạn và dài hạn, với những lực gia tốc mới. Đó là:
Đề án thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Tp.HCM là đô thị sáng tạo có tính tương tác cao, là đô thị loại 1, có quy mô kinh tế bằng khoảng 7-8% GDP cả nước, chiếm đến 1/3 GRDP của thành phố, đi đôi với mục tiêu xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh.
Đề án chuyển đổi 4 trên 5 huyện thành quận trong 10 năm tới. Bên cạnh đó, hoàn toàn có khả năng huyện Cần Giờ sẽ trở thành “đô thị biển, đô thị sinh thái, đô thị môi trường” trong tương lai.
Chính phủ đã quyết định cho Tp.HCM được chuyển đổi 26.000 ha đất nông nghiệp thành đất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đô thị, nhà ở giai đoạn 2016-2020, mà thực tế đã chứng minh 1 ha đất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đô thị tạo ra giá trị gấp hơn 100 lần so với 1 ha đất nông nghiệp.
Những tiền đề này, theo HoREA sẽ là lực đẩy cho thị trường BĐS trong thời gian tới.
Trước đó, ông Nguyễn Khánh Duy, Giám đốc bộ phận Kinh doanh Nhà ở Savills Việt Nam đã có góc nhìn lạc quan của BĐS nhà ở thương mại ngay cả ở bối cảnh dịch bệnh.
Theo ông Duy, thời điểm khó khăn này, từ một góc nhìn khác, lại là cơ hôi rất tốt cho các doanh nghiệp hay cá nhân có khả năng tài chính tốt, có nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư BĐS không chỉ trong và ngoài nước. Với những chính sách và chủ trương thiết thực nhằm trải thảm đỏ cho các doanh nghiệp của Chính phủ Việt Nam, đây có thể coi là thời điểm vàng dành cho các thương vụ mua bán và sát nhập cho các dự án BĐS tại Tp.HCM nói riêng, và cả nước nói chung.
Bên cạnh đó, việc nỗ lực triển khai tuyến đường sắt Metro của UBND Thành phố, đi cùng với việc hoàn thiện triệt để việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại các quận vệ tinh như Quận 9, Nhà Bè, sẽ là một cú huých mạnh mẽ cho việc mở rộng và kết nối các khu độ thị mới, nhằm giải tải cho các khu vực trung tâm.
“Việc tạm thời hạn chế trong các hoạt động kinh doanh có thể coi là thời điểm tốt để bản thân chủ doanh nghiệp sản tái cơ cấu và thay đổi chiến lược đầu tư, hướng tới các phân khúc bất động sản có tiềm năng lớn như BĐS công nghiệp hay nghỉ dưỡng, và tiến hành hoàn thành các công tác thủ tục liên quan đến đất đai, cấp phép nhằm đón đầu cho chu kỳ phát triển BĐS tiếp theo trong vòng 1,2 năm tới”, ông Duy nhận định.
Nhận định về các chính sách thủ tục pháp lý, ông Duy cũng cho rằng, Nhà nước cần xem xét và mở rộng hơn về chính sách và quy trình thủ tục mua bán BĐS đối với khách hàng người nước ngoài. Có thể kể đến như tăng tỉ lệ quota số lượng căn hộ bán cho người nước ngoài, đơn giản hóa quy trình thủ tục hành chính- cho phép kí hợp đồng mua bán điện tử, đơn giản hóa việc thanh toán tiền mua BĐS, cho phép đóng các loại thuế phí trực tuyến, minh bạch và ra các hướng dẫn và đấy nhanh tiến độ về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất- sổ đỏ, sổ hồng.
Nguồn: cafef.vn